Với những thay đổi, quy định mới trong giá điện sinh hoạt. Bạn phải biết cách tính tiền điện, để tránh thiệt thòi. Trả đúng chi phí dựa trên số điện tiêu dùng hàng tháng.  

>> Xem thêm: Dùng điều hòa 1 tiếng hết bao nhiêu số điện

Cách tính tiền điện sinh hoạt theo quy định mới

Từ ngày 20/3/2019, giá điện chính thức tăng 8.36%. Mức giá điện bán lẻ bình quân tăng từ 1.720,65 đồng/kwh lên 1.864,44 đồng/kwh. Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng trong mức giá này.

Giá điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc thang chính  như sau:

cach-tinh-tien-dien

  • Bậc 1: Từ 0-50kwh: 1.678 đồng/kwh tăng 8,33%
  • Bậc 2:  Từ 51kwh-100kwh: 1.734 đồng/kwh, tăng 8,38%.
  • Bậc 3: Từ 101kwh- 200kwh: 2.014 đồng/kwh, tăng 8,40%.
  • Bậc 4: từ 201-300kwh: 2.536 đồng/kwh, tăng 8,38%.
  • Bậc 5: Từ 301-400kwh: 2.834 đồng/kwh, tăng 8,37%.
  • Bậc 6: Từ 401 kwh trở lên: 2. 927 đồng/kwh, tăng 8,37%

Chẳng hạn, trong 1 tháng gia đình bạn sử dụng hết 80 số điện. Thì 50 số đầu sẽ nhân với giá 1.678 đồng. 30 số còn lại thì nhân với giá là 1.734 đồng.

Như vậy, bạn sẽ tính ra được số tiền điện phải trả trong tháng đó là bao nhiêu.

Một số dụ khác: Trong tháng nhà bạn tiêu dùng hết 300 số điện thì sẽ tính như sau:

– Từ 0-50 số đầu nhân với giá tiền là 1.678 đồng.

– Từ 51-100 số sau nhân với 1.734 đồng.

– Từ 101-200 số tiếp theo nhân với 2.014 đồng.

– Từ 201-300 số tiếp theo nhân với 2.536 đồng.

Cần nắm được các bậc thang tiền điện theo quy định mới này. Như vậy, bạn mới có thể thực hiện cách tính tiền điện

Hơn nữa, còn có thể tính toán lại xem đơn vị điện lực đã tính chuẩn xác chưa. 

Hướng dẫn cách tính tiền điện của các thiết bị gia đình trong 1 tháng

1. Muốn biết điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của gia đình bạn là bao nhiêu, hãy áp dụng công thức sau:

A = PxT.

Trong đó:

  • A là điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian T.
  • P là công suất tiêu thụ (kw)
  • T là thời gian sử dụng thiết bị (h)

2. Muốn tính tiền điện của các thiết bị điện trong gia đình, chúng ta cần tính theo công thức sau:

Công suất P = U.I

Điện năng A = P.t

Từ đó sẽ có số tiền điện là A = T.

Với cách tính tiền điện trên, bạn có thể tính toán điện số điện của từng thiết bị trong gia đình. Nhờ đó, sẽ đưa ra phương án sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Bí quyết tiết kiệm điện, bạn nên biết

Các thiết bị sử dụng trong gia đình hầu hết là đồ điện tử, sử dụng điện năng. Hơn nữa, giá điện lại tăng.

Vì thế, hầu hết mọi người đều mong muốn sử dụng thiết bị điện một cách hiệu quả. Mà không tốn kém quá nhiều điện năng tiêu thụ.

cach-tiet-kiem-dien

Hãy áp dụng một số cách tiết kiệm điện sau:

1. Nên tắt bếp sớm hơn 1 chút

Dù tắt bếp điện trước một vài phút, thì nó vẫn tỏ ra đủ nhiệt lượng để nấu chín thức ăn.

Cách này có thể áp dụng cho việc nấu nước hầu hết các món ăn, ngoài các món ninh, hầm.

2. Sử dụng quạt trần kết hợp với điều hòa

Nắng nóng, nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao. Do đó, chi phí tiền điện vào mùa hè chắc chắn sẽ cao.

Để sử dụng điều hòa hiệu quả mà không tốn quá nhiều điện năng. Hãy sử dụng quạt trần kết hợp với điều hòa.

Trong điều kiện thời tiết không quá nóng, chỉ nên sử dụng quạt trần.

3. Sử dụng loại bóng đèn tiết kiệm điện

Bạn nên lựa chọn loại đèn led. Vì nó có thể tiết kiệm tới 75% năng lượng, có tuổi thọ cao hơn đèn sợi đốt bình thường.

Nếu gia đình bạn đang sử dụng đèn sợi đốt thông thường, hay thay thế sang đèn led. Tiền điện hàng tháng của bạn chắc chắn sẽ giảm đáng kể.

4. Lắp công tắc thông minh

Công tắc thông minh giúp người dùng có thể bật hay tắt các thiết bị điện gia đình dễ dàng, bất cứ vị trí nào. Không cần phải di chuyển tới tận ổ điện để rút phích cắm.

5. Hạn chế sử dụng nước nóng cho các công việc vệ sinh, giặt giũ

Vào mùa đông, mọi người thường lạm dụng nước nóng. Cọ nhà vệ sinh, lau dọn nhà cửa… cũng sử dụng nước nóng.

Trong điều kiện thời tiết không quá lạnh, cũng không nên sử dụng nước nóng để rửa bát. Thay vào đó, bạn nên đeo găng tay cao su.

Nhờ vậy, sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tiền điện đang kể.

6. Tuân thủ yêu cầu của nhà sản xuất với các thiết bị điện

Để đảm bảo độ bền, hiệu quả làm việc mà không tiêu hao điều điện năng. Bạn nên chú ý thực hiện những yêu cầu, quy định từ nhà sản xuất.

Chẳng hạn, với bình nóng lạnh không nên bật 24h. Bật bình từ 15-20 phút trước khi tắm. Tắt bình khi tắm hay không sử dụng.

Với tủ lạnh không nên nhồi nhét quá nhiều thực phẩm bên trong. Không giặt quần quá với khối lượng vượt quá quy định của nhà sản xuất.

Điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh… Cần tiến hành bảo dưỡng, vệ sinh thường xuyên.

7. Tắt bớt những thiết bị điện không cần thiết.

Nắm được cách tính tiền điện nêu trên. Bạn không cần lo lắng sẽ trả nhầm tiền điện nữa.

Chú ý tuân thủ những yêu cầu trên. Thoải mái tận hưởng không gian hiện đại với thiết bị điện. Mà không cần lo lắng quá nhiều đến chi phí tiền điện.

Rate this post
chat zalo goi lai