Tất tần tật thông tin cuộn là là gì, nguyên lý hoạt động đều có trong bài viết này. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về cuộn cảm. Thì nên dành thời gian theo dõi bài viết.

cuon-cam-la-gi-nguyen-ly-hoat-dong-cuon-cam

Cuộn cảm là gì? Thông tin chi tiết từ A-Z

Thế nào là cuộn cảm?. Cuộn cảm có cấu tạo ra sao, tác dụng gì?. Hoạt động như thế nào?.

Thông tin dưới đây chính là câu trả lời cho những vấn đề trên.

Khái niệm cuộn cảm

Cuộn cảm còn gọi là cuộn từ, cuộn từ cảm là loại linh kiện điện tử thụ động. Được dùng để chứa từ trường.

Cuộn cảm được tạo thành từ dây dẫn điện với các vòng quấn. Lõi của cuộn cảm có thể làm từ vật liệu dẫn hoặc lõi thép kỹ thuật. Khi có dòng điện chạy qua sẽ sinh ra từ trường.

Cuộn cảm không phải là thành quá quen thuộc trong các mạch điện như tụ điện. Nhưng nó lại là một phần vô cùng quan trọng, rắc rối trong mạch điện tử.

Cuộn cảm cũng có 2 chân nhưng cả 2 đều không phân cực. Vì thế, cắm chiều nào cũng được.

Cấu tạo của cuộn cảm

Căn cứ vào phạm vi ứng dụng và cấu tạo. Mà chia cuộn cảm thành các loại chính sau:

  • Cuộn cảm âm tần.
  • Cuộn cảm trung tần.
  • Cuộn cảm cao tần.

Cuộn cảm âm tần và cao tần gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng. Dây quấn được sơn emay cách nhiệt.

Lõi của cuộn dây có thể là không khí. Hay vật liệu dẫn từ như Ferrite. Hoặc cũng có thể là lõi thép kỹ thuật.

Công dụng của cuộn cảm

Cuộn cảm chính là vật dụng dùng để dẫn dòng điện một chiều trong mạch điện tử.

Nó được ghép nối hay ghép song với với tụ để tạo thành mạch cộng hưởng.

Cuộn cảm có tác dụng chặn dòng điện cao tần trong mạch điện.

Nguyên lý hoạt động của cuộn cảm

Với dòng điện 1 chiều (DC) có tần số bằng 0 (cường độ và chiều không đổi). Cuộn dây hoạt động giống như một điện trở có điện kháng gần bằng 0. Nói cách khác, cuộn dây nối đoản mạch. Dòng điện trên cuộn dây sẽ sinh ra từ trường (B) có cường độ, chiều không đổi.

Dòng điện trên cuộn dây sẽ sinh ra một từ trường (B) biến thiên và một điện trường (E) biến thiên. Nhưng vuông góc với từ trường. Cảm kháng của cuộn dây phụ thuộc vào tần số của dòng xoay chiều. Trường hợp này xảy ra khi mắc điện xoay chiều (AC) với cuộn dây.

Ứng dụng trong mạch lọc tần số, cuộn cảm L có khả năng lọc nhiễu cho các mạch nguồn dòng điện một chiều lẫn tạp nhiễu ở tần số khác nhau. Tùy vào đặc tính cụ thể của từng cuộn dây, giúp ổn định dòng điện.

Các đại lượng đặc trưng của cuộn cảm

– Hệ số tự cảm: Đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây có dòng điện biến thiên chạy qua.

Hệ số tự cảm được tính theo công thức:

L = (µr.4.3,14.n2.S.10-7)/l

Trong đó:

L là hệ số tự cảm của cuộn dây, đơn vị Henry (H).

µr là hệ số từ thẩm của vật liệu làm lõi.

n là số vòng dây của cuộn dây.

l là chiều dài cuộn dây, đơn vị tính là m.

S là tiết diện của lõi,. Đơn vị tính là m2.

– Cảm kháng: Một trong những đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều.

Công thức tính cảm kháng: ZL + 2.3,14.f.L

Trong đó: ZL là cảm kháng của dòng điện, đơn vị tính là ôm.

F là tần số của dòng điện, đơn vị Hz.

L là hệ số tự cảm, đơn vị Henry (H).

– Điện trở thuần của cuộn dây: Là điện trở người dùng có thể đo được thông qua đồng hồ vạn năng,

Điện trở thuần tương đối nhỏ so với cảm kháng, nếu cuộn dây có chất lượng.

Trong quá trình hoạt động, điện trở này sinh ra nhiệt làm cho cuộn dây nóng lên. Vì thế, điện trở thuần chính là điện trở hao tổn.

>> Xem thêm: Triac là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của triac

Như vậy, thông qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc đến cuộn cảm.

Những chia sẻ trên, hy vọng sẽ là thông tin bổ ích và thú vị dành cho bạn.

Rate this post
chat zalo goi lai